Tron 37 tuan – Hipp Hurra, bat dau nghi de

Hom nay me Nhim di thi not bai thi cuoi cung cua hoc ky nay. That ra co 3 mon can hoc, nhung chi co 1 mon se fai thi, nguoi ta lua chon ngau nhien sinh vien nao se thi mon nao, nhung chi dang ten mon thi 2 ngay truoc ngay thi. The nen truoc do thi minh fai doc ca 3 mon, moi mon mot ti. Khi biet duoc minh se thi mon Fys Fos, minh thay dung la troi thuong ba bau. Minh thay hoc on mon nay la de nhat, vi tat ca thong tin chinh nam trong dung 1 quyen sach, cho nen chi can doc xong quyen nay la du. Ma noi chung trong qua trinh hoc minh cung kha hieu mon nay, va mon nay cung ko can fai hoc thuoc long nhieu nhu mon nature, tai lieu cung khong kho tong hop nhu mon toan. Tom lai minh rat hai long voi su lua chon nay.

Tuy da doc so so quyen sach nay truoc do, nhung 2 ngay cuoi minh van fai bo ra ma doc not nhung phan con lai. Toi hom qua thuc den 4 gio sang doc va tong hop cac y cho xong. Nhim met qua, fan doi mot hoi roi lan ra kho kho. Me Nhim cung met lam, nhung ma ko doc thi mai nho boc fai cau hoi ve phan chua doc thi biet lam sao. 1 gio ruoi chieu moi fai vao phong chuan bi nhan cau hoi nhung minh nham tinh rang toi nay da thuc khuya hoc bai the nay thi ngay mai khong the nao day du som de lam gi duoc. Nen tom lai la hom nay fai hoc cho xong, mai chi ngoi nham lai thoi.

Hom nay, minh den som gan 1 tieng dong ho ngoi an banh my va uong sua. Tren duong minh da ngoi nham bai tren xe bus, ko hieu sao minh biet truoc minh se den truong bang xe bus chu ko fai di tau, va se ngoi doc bai tren xe bus. May dua Nauy ngoi cho vao phong nhan cau hoi ben canh minh cu noi chuyen liu lo lam minh co muon hoc bai cung ko vao. Den khi nhan cau hoi, may la cau hoi vao phan minh da doc, va cung nho kha nhieu chi tiet. The nen minh di vao phong thi rat hung dung, ko run so ti nao.

Vao phong thi minh bat dau mo may, noi lien thoang nhu so nguoi ta noi tranh mat cua minh. Cac co giao ghi chep lia lia, va cac co chi co thoi gian de hoi minh 2, 3 cau hoi nho thoi, con lai minh noi het ca thoi gian nen cac co phai duoi minh ra vi ngoi qua 3 phut. Tom lai minh thay rat hai long, va co ve phan ung cua cac co khi nghe tra loi cung kha tot. Tuy mai moi biet ket qua nhung minh tin chac la minh it nhat la ko bi truot. The la minh thay sung suong vo cung vi cuoi cung thi minh cung hoan thanh xong hoc ky nay nhu du dinh va ke tu bay gio la minh duoc nghi de.

May ngay nay minh se tha ho ma lam banh nay banh kia, nau mon nay mon kia, xem Iron chef tren Youtube, doc sach bau bi, dan not chan len cho Nhim, di tham nha ban be, xem phim voi bac beo vi bac nay cung dang nghi vacation o nha. Hom qua do dac tu IKEA da den day du nen bay gio minh co the bat tay vao chuan bi cho Nhim. Hom truoc nguoi ta chuyen do IKEA den co 1 nua, nua kia bao mai se giao, minh ko de y lai ky nhan luon, ve bac beo bao nho no ko giao hang thi bat den ai duoc, vi no moi giao co hai cai dem va mot cai ghe banh, con lai tat ca do cho Nhim chua giao thu gi. Lam minh lo dung lo ngoi, tu chui rua minh ngu si suot ca buoi toi. May ma nguoi ta cung tu te, hom sau nguoi ta den giao hang dung hen, ma that ra cung cha ai di an cap may thu chau tam, khan bong, ban thay ta cua baby lam gi, ban cha duoc may tien. Minh nhan duoc may thu day thi thich me, the la bay gio co the mang ao quan cua Nhim ra cat labels di va giat giu xep sap lai duoc roi.

Ban thay ta se dat trong phong tam, ngan tren de mieng thay ta, ngan duoi de cac gio dung khan lau, bong gon, lotion, baby oil, giay tham, bim, v.v.. tom lai cac do dung can thiet. Tang duoi cung de chau tam cho Nhim, vi minh du tinh la ban thay ta cung lam gia de chau tam cho Nhim luon, de khi tam do fai ngoi xom xuong dat. Ban thay ta dat canh bon rua mat de tien lay nuoc non tam tap, lau chui cho Nhim.

Con giuong cui cua Nhim thi se dat trong phong ngu cung voi bo me, the nen minh moi dat mua mot cai ghe banh de ban dem ngoi day cho Nhim bu ti. Ban dem neu thay ta uot thi thay luon tren giuong cui, con neu thay ta ban thi moi mang em ra ban thay ta, the nen ben canh giuong chi can de mot cai gio nho de mot it khan lau, bim va khan sua khi bu ti la du. Con ban ngay thi Nhim co the ngu va vat tren phong khach, ko can thiet luc nao cung phai nam trong giuong cui.

Tuy mua trong IKEA da tiet kiem nhieu tien roi, nhung vi ong ba Nhim sang nen lai ton them tien mua dem cho ong ba nam. The nhung me Nhim ky bo nen da tinh toan luon la hai cai dem nay, sau khi ong ba ve thi co the giu lai, sau nay se dung cho phong tre con, vi phong tre con se mua mot cai giuong 2 tang. The nen bo Nhim di mua luon hai cai dem rat dat. Bo Nhim ma mua thi cai gi fai that tot, nhung ma the nen gia bao gio cung dat gap doi voi chi phi ma me Nhim du dinh ban dau.

Tom lai cho den nay thi moi viec deu suon se theo dung du dinh. Bay gio me Nhim moi co thoi gian post may cai anh di an Julebord len day. Tuy bay gio ko co PS trong may de edit, edit tam bang PhotoScape nhung may la may cai anh nay nhin cung tam duoc. Anh sang yeu, may rom nen chat luong chi duoc bay nhieu thoi.

Nha hang Venner o Grønnland, noi chung la sau khi di an hai lan julebord thi rut ra ket luan la di an nha hang Nauy chi ton tien chu chang duoc cai gi.

Sau khi di an julebord ve, biet la bac beo ko bao gio du kien nhan va ‘cam hung nghe thuat’ de chup anh cho vo nen minh biet than biet fan tu chup lay vay.

Anh chup trong nha tam, vi co cai guong to hon.

Truoc tu quan ao, vay nay la vay mua o children section day chu ko fai vay bau dau, nhung may la no bang chat lieu thun gian tot nen mac van vua bung bau. Ao hai day nay mua SIDA o VN, truoc den nay van rong thung thinh the ma bay gio thi vua nhu in.

Quyet tam khoe cai bung bau 8 thang, bay gio bung co khi con to hon the nay mot ti roi ay chu.

Banh nay la lai tap giua banh troi va banh chay. Bac beo an xong thi bao banh … xu xe ngon lam, vi bac nay chi biet co moi cai banh xu xe. Tu nhien minh noi cam hung loe loet nen loi may em banh ra nhuon. Luc nhuom thi no chi hoi phon phot nhu kieu baby blue, baby pink thoi, ko ngo cho vao luoc no moi do choet, xanh let ra the nay. Lan sau rut kinh nghiem cho that it mau thoi.

Ma cong nhan la nhan banh an giong nhan xuxe, vi dau xanh minh nau chin chu ko hap, roi cho vao may xay nhuyen ra, sen voi duong nau va mot it dau an, roi tron voi it dua nao. A, co cho mot it duong vani nua nhung cho ti teo nen ko thay mui gi may, nhung ma cung ko muon no at mat mui dua. Vo banh thi cung tron mot it bot cot dua Chao Thai, va mot hai giot nuoc hoa cam, nhung cung cho it qua nen ko ngui thay mui gi, lan sau cho nhieu hon de vo banh thom thom giong vo banh deo.

Nghi den day minh lai nay ra y tuong ‘sang tao’ lam banh deo cai bien di, ko can gi cu fai dung y nhu kieu binh thuong. Rut cuc thi minh thich nhat o banh deo la cai nhan va cai texture va mui thom thom cua no, con hinh dang, cach lam ra sao ko can phai theo dung kieu truyen thong. May hom nay dang nghi dinh nho bo me mua ho khuon banh o Vn nhung ngai ong ba fai lo mo di tim. Nen neu cai bien di duoc thi cung cha can khuon lam gi cho rac roi.

May may tam anh nay cung de edit nen minh dung Photoscape nhung thay chat luong cung on, dung la anh de edit thi chinh sua de dang hon nhieu, va hieu qua cung ro ret. Minh cung phat hien them mot so chuc nang cua Photoscape, tuy nhung chuc nang nay van o dang kha crude, ko the so voi PS duoc. Lan dau tap up anh len fb thay kho qua, thoi, minh trung thanh voi blog vay, chi can mot goc nho binh yen thoi, ko can fai on ao dong duc qua.

Bay gio nghi den chuyen bat dau nghi de thay that la sung suong. Chang may khi minh thuc hien duoc dung nhung thu minh du dinh, nen hoc ky nay ket thuc nhu mong muon, va ket qua lai tot nua, minh thay hai long lam. Do dac cua Nhim the la cung san sang roi, bay gio chi can sap xep thoi. Bac beo lai con nay ra y dinh bat minh … hoc tieng Balan, ma lai bat hoc ngay tap lu co. Ca ngay bac ay cu nheo nheo, nghe diec het ca tai. Oi, mong sao Nhim ra doi dung hen, dung co ra som, de me nhim con duoc enjoy may tuan cuoi nay mot ti.

Tròn 35 tuần – Nhím xù tinh ranh

Tuần này mẹ Nhím trốn học triệt để. Tại vì đến lớp thì chỉ ngồi nghe lecture, mà lecture này sẽ được post ppt lên Fronter, mà trong khi đó tuần này phải nộp một bài Arbeidskrav và một bài tập nên mẹ Nhím quyết định trốn học để ở nhà … học bài. Lý do lý trấu đấy, nhưng cũng không đến nỗi áy náy lắm.

Cả hai bài đấy đã nộp xong, và nói chung là kết quả các loại ài tập thi cử cho đến nay, nhất là các bài mẹ Nhím tự giải quyết một mình, ko làm cùng nhóm, thì khá tốt. Thế nên mẹ Nhím thấy cũng vui vui, vì thấy rằng cho dù tiếng Nauy còn hạn chế nhưng vấn đề chính không hẳn là ngôn ngữ mà khả năng tư duy, phân tích, sắp xếp ý. Cái này sau khi học xong Master thì mẹ Nhím thấy mình cũng có thêm tí kinh nghiệm rồi.

Hôm nay thì mẹ Nhím trốn học không phải mục đích cao cả là học bài nữa, mà là mục đích còn cao cả hơn, đấy là tối nay sẽ đi ăn Julebord. Ơ, chuyện tối đi ăn tiệc và sáng đi học thì có liên quan gì, có chứ, vì hôm nay sẽ có người đến nhà kiểm tra nguy cơ cháy nổ. Bố Nhím nghe thế mà bồn chồn suốt mấy hôm, sợ người ta sau khi được ‘chiêm ngưỡng’ các công trình chiếu sáng cho xương rồng của bố Nhím thì sẽ hỏi rất nhiều các câu hỏi khó trả lời, hoặc … báo cho cảnh sát. Thế nên nhà Nhím quyết định là 36 chước chỉ có chước chuồn là tốt nhất. Thế nên mặc dù buổi Julebord (tiệc mừng Giáng sinh – tiệc này ăn với hội xương rồng và thường được tổ chức sớm hơn Giáng sinh nhiều để không ảnh hưởng đến các hoạt động đón Giáng sinh thật của mỗi gia đình ) tổ chức vào 7 giờ tối, nhưng nhà Nhím sẽ phải sơ tán trước 5 giờ chiều.

Mẹ Nhím tính là hôm nay sẽ đi thư viện ở trường Blindern để photo sách, giết thời gian trước khi đến Julebord, mà sách này cũng sắp đến hạn phải trả thư viện nên photo bây giờ là hợp lý. Sau đó nếu có thể (thư viện HiO chưa đóng cửa thì đi trả sách luôn cho nhẹ nợ), sau đó thì hoặc là đi window shopping nếu thừa thời gian, hoặc là đến thẳng nhà hàng ăn Julebord. Thế nên mẹ Nhím thấy nếu buổi sáng mà dậy từ  6 rưỡi để đi học, sau đó lại lang thang cả ngày ngoài đường, đến khi ăn xong Julebord chắc phải tầm 9h tối, thì đến 10h đêm hoặc hơn mới về đến nhà. Thế thì mệt Nhím quá. Mẹ Nhím bây giờ đi đâu cũng phải tính toán thời gian và công năng bỏ ra, nếu mà phải vận động quá nhiều thì sẽ bỏ bớt những hoạt động không cần thiết đi, mà hoạt động không cần thiết hôm nay là … đi học, hị hị.

Mẹ nhím tuy không phải lần đầu đi ăn Julebord, và cũng không phải lần đầu ăn món thịt quay giòn bì (mà so với Vn thì món này không ngon bằng), nhưng vẫn háo hức vì chả mấy khi được đi ăn nhà hàng, và cũng muốn thử xem món này nhà hàng này làm có ngon hơn nhà hàng ăn năm ngoái không. Và dạo này do bị ‘treo mõm’ nên những dịp ăn uống kiểu nông dân, chém to kho mặn là mẹ Nhím rất thích.

Sắp tới chỉ còn một bài thi nữa, nhưng là thi chung cho cả 3 môn học nên sẽ phải đọc sách nhiều, nên mẹ Nhím định bụng sẽ trốn học ở nhà đọc sách, chỉ những hôm nghe dặn dò về thi cử thì mới vác mặc đến lớp thôi. Tuần sau sẽ phải đến lớp khoảng 3 buổi, và tuần sau nữa đã là tuần thi rồi. Thế nên cũng chả có nhiều thời gian đọc sách ở nhà đâu. Mẹ Nhím quyết định sẽ bỏ một bài Arbeidskrav, vì bài này phải làm nhóm. Mẹ Nhím không ưa cái nhóm này, thời tiết thì lạnh giá băng tuyết, ra khỏi nhà rất chật vật, mất thời gian, tàu xe giai đoạn hay hay trục trặc nên về nhà cũng sẽ mất thời gian nữa, mà làm nhóm theo kinh nghiệm của mẹ Nhím thì cũng chả vui thú gì, cũng chỉ tổ mất thời gian, căng thẳng đầu óc thêm. Trong khi còn phải ôn thi, và những tuần cuối này mẹ Nhím không muốn căng thẳng, cố sức gì cả, sợ anh hưởng đến Nhím thì ân hận, nên thôi, kỳ này không làm thì kỳ tới làm, miễn xong được bài thi là tốt rồi. À, cô giáo dạy môn Pedagogikk này thì sau khi thi nói khen mẹ Nhím nức nở, nên chắc cô sẽ hơi thất vọng nếu mẹ Nhím bỏ bài tập này, nhưng đành vậy thôi.

Tuần vừa rồi ông bà nhím ở vn đi sắm đồ cho Nhím. Mẹ Nhím chỉ dặn ông bà mua hộ vài cái body, mũ đội đầu, và găng tay cho Nhím thôi, mà ko thì mẹ Nhím tự mua cũng được. Ai dè ông bà đi sắm liền 20 cân áo quần, đồ đạc. Mẹ Nhím nghe mà ngã ngửa. Chắc ông bà thích Nhím quá nên thấy cái gì cũng muốn mua và mua thật nhiều, sợ thiếu, thành ra bây giờ bố mẹ nhím chỉ sợ hải quan nó đổ tội là ông bà đi … buôn lậu thì chết. Nhưng mẹ Nhím cũng thích lắm. Cảm giác mua đồ cho Nhím thích y như đi mua đồ cho bản thân ấy. Háo hức xem 20 cân áo quần ấy có nhiều đồ đẹp, tiện dụng không, khéo mà 20 cân mà vẫn không mua đúng loại body cần dùng thì chán chết. Cảm giác như trẻ con chờ mua áo quần đón Tết ấy.

Ông bà Nhím bây giờ thích sang lắm rồi, nên chắc sẽ sang đây trước Giáng Sinh, thế nên bố mẹ nhím sẽ phải đi Ikea mua đồ đạc sớm thôi, để còn mua chăn đệm cho ông bà, và tiện thể mua giường cũi cho Nhím nữa. Nhà sẽ bừa bộn ra lắm đây, nhưng mẹ Nhím thì thích các loại sắm sửa đấy lắm. Mẹ Nhím thuộc loại thích plan ahead, nếu cái gì xảy ra ngoài dự định, bất thình lình thường làm mẹ Nhím cảm thấy khó chịu, hoặc insecure. Mấy hôm nay bố Nhím vẫn ốm nên tất cả các dự định đều bị hoãn lại, khi nào bố khỏe thì mới làm được.

Dạo này Nhím có vẻ người lớn lắm nhé, đạp mẹ đau cả mạng sườn, mà em xoay chuyển rõ ràng lắm. Mẹ nhìn thấy cả cẳng chân, cẳng tay hằn lên thành bụng nữa cơ. Hôm qua mẹ đang đứng rửa bát, Nhím cứ đạp bụng mẹ thùm thụp, vì Nhím có vẻ thích nghe tiếng nước chảy. Mẹ Nhím dọa là mẹ đi mách bố nhé, cho bố xem Nhím ghê gớm thế nào nhé. Thế là mẹ vạch bụng chạy sang phòng làm việc để chỉ cho bố xem. Thế mà nghe mẹ dọa thế là Nhím liền nằm im re, bố đặt tay lên bụng cũng không động tĩnh gì, bố bảo yên thế này còn gì. Mẹ Nhím thì hậm hực, đúng là đồ Nhím xù tinh ranh, toàn chỉ giả vờ ngoan ngoãn trước mặt bố còn sau lưng thì bắt nạt mẹ thôi.

Tuần vừa rồi bạn Khánh An bên Thụy sỹ đã ra đời rồi. Bạn Khánh An hơn nhím có 1 tuần, nên hai mẹ hay viết thư thông báo tình hình cho nhau. Bạn Khánh An thích ăn Giáng sinh quá nên chưa chi đã rậm rịch đòi ra, làm mẹ bạn bị bác sỹ nhốt trong bệnh viện 7 tuần liền. Mẹ Nhím đoán là mẹ bạn được ngưng dùng thuốc là sinh bạn ra luôn, nên mấy hôm không thấy tin tức gì mẹ Nhím cũng hơi lo, đến khi nhìn thấy ảnh bạn Khánh An trên fb thì mẹ Nhím thấy bất ngờ lắm. Cảm thấy xúc động vì bạn và Nhím sát tuổi nhau, lại cùng là con gái, cảm thấy dù sao sinh ra xong thì cũng mừng vì từ nay bố mẹ bạn đỡ phải thấp thỏm lo lắng nữa. Bạn ra sớm 5 tuần nhưng mà nhìn cũng đầy đặn, khỏe mạnh lắm. Mẹ Nhím thấy ngạc nhiên là em bé tuần 35 trông đã ra dáng thế rồi cơ đấy, không biết Nhím thì sẽ trông thế nào đây.

Thôi, mẹ Nhím phải chuẩn bị cuốn gói đây, kẻo người ta đến kiểm tra nhà thì chết.

Tròn 31 tuần – Free the Bunny

Thời gian tuần này trôi nhanh thật, thoáng cái Nhím đã thêm tuần nữa rồi. Chắc tại viết entry tuần 30 muộn nên mới cảm giác thế. Thế là từ mai Nhím sang tuần 32, phổi bắt đầu thuần thục, đến tuần 34 là các em bé đã có thể tự thở được. Ly thuyết là thế nhưng cứ yên trí ở trong bụng mẹ tập … nấc thêm 2 tháng nữa Nhím nhé. Người ta viết là nấc là hoạt động chuẩn bị cho việc thở sau này, Nhím chăm nấc thế thì hy vọng sau này em phì phò kéo bễ giỏi lắm đây. Con gái giống cha thì giàu ba họ đấy Nhím ạ (hihi, tranh thủ khen đểu bác béo tí).

Gần 2 tháng nay bác béo nhà mình như bị đi tù hay giam lỏng. Bác này bận bịu công việc ngập đầu, mà toàn là việc ‘vác tù và hàng tổng’ tuy nhiên lại có deadline không thể trì hoãn được và có tầm quan trọng … quốc tế, nên không thể nào bỏ bê được. Thôi cũng đành, đời có mấy cơ hội được … hâm thế. Tuy nhiên do lo việc quốc gia đại sự nên việc mua đồ cho Nhím bị hoãn lại, đến giờ vẫn chưa mua được gì thêm. Mẹ em cứ gọi là sốt hết cả ruột gan, cứ phải nhắc khéo bố em suốt. May đến hôm nay thì chắc bố em đã ‘thoát nợ’. List to do bao gồm xin xỏ áo quần, internet shopping, đi IKEA và xem phim.

Hôm nay mình cảm thấy rõ ràng là cái nhóm học tập của mình ở lớp có vẻ rất dở hơi, ít nhất mình thấy mình và cái nhóm đó không hề có tí chemistry nào. Không hiểu sao mà không thể nào nói chuyện được với bọn nó. Mình hễ chuyển sang ghép nhóm với nhóm khác, kiểu tự phát, thì cảm thấy tương đối dễ. Ví dụ nhóm hôm nay thấy khá hiệu quả, và dễ nói chuyện với nhau. Đến khi phải quay lại với cái nhóm cố định của mình thì thấy thật là chối tỷ. Nếu mà còn phải làm nhóm dài dài nữa thì chắc mình xin chuyển nhóm mất, nhưng nghĩ cũng chỉ phải làm nhóm có 1 môn thôi, mà phần hoạt động nhóm cũng chỉ đóng vai trò 1 nửa của bài tập, may là nửa còn lại, phần có vẻ quan trọng hơn thì là bài viết cá nhân. Thôi thì kệ cha nó, miễn sao cho xong học kỳ này, đằng nào mình cũng chẳng đặt kỳ vọng gì to tát, miễn là thi qua được là tốt rồi. Mình cũng chỉ hết kỳ này là nghỉ, bái bai cái lớp này. Tương lai sau khi quay lại, khi nào thì quay lại và quay lại sẽ ra sao thì còn mờ mịt lắm, nhưng kệ cha nó, lúc đó tính sau.

Sau khi đi học về, rẽ qua H&M đổi cái quần tights cỡ M lấy quần leggings cỡ XL hẳn hoi, thì thấy cảm giác khó chịu của cái nhóm dở hơi vơi bớt đi khá nhiều. Tuy mình không thấy hài lòng lắm với cái quần XL này, vì về thử thì thấy sao XL mà chả to hơn L gì cả, thậm chí bụng còn bé hơn, có vẻ dài hơn tí thôi, nhưng mà mình đang ‘khiêm tốn chiều cao, chỉ có tự hào chiều rộng’ thôi mà. Nhưng mà thôi, đã trót mua tận XL thì còn than vãn nỗi gì nữa. Mà có được thử đâu mà biết. Mặc vào hy vọng nó giãn ra. Mình nghĩ đổi quần thế là hợp lý, vì từ giờ trời chỉ có càng ngày càng rét, nên không cần tights làm gì, cần legging dệt kim thôi. Shopping đúng là phương thuốc chữa buồn phiền thật hiệu quả. Hay là tính mình trẻ con cũng nên, mau quên, giòn cười tươi khóc.

Nói đến trẻ con, thật ra trẻ con không hề mau quên như người lớn nghĩ. Mình nghĩ trẻ con nhớ rất tốt, có thể không hệ thống như người lớn, nhưng trẻ con khác người lớn ở một khả năng kỳ diệu là khả năng thích nghi với thực tại. Hình như chúng ta càng lớn thì khả năng thích nghi với thực tại càng kém. Có bao nhiêu người lớn chỉ sống chìm đắm trong hoài niệm, quá khứ, bao nhiêu người cứ ôm khư khư những nỗi đau cũ hàng bao nhiêu năm trời mà không thể thu nổi can đảm để đối mặt với thực tại. Trẻ con luôn sống trong thực tại, trong giây phút này, hoàn cảnh này. Chúng nó dường như chấp nhận những thay đổi dễ dàng và nhanh chóng hơn người lớn, không hẳn vì chúng nó không có tình cảm yêu quý, hay gắn bó với những người trong quá khứ, nhưng với chúng nó khi họ ra đi thì đơn giản là họ ‘bare borte’ (just gone). Vậy thôi. Life goes on.

Mình quan sát bọn trẻ phản ứng thế nào khi những người chăm sóc chúng nó ở nhà trẻ chuyển đi. Ngay cả những đứa yêu quý thầy cô đó nhất, ngày hôm sau chúng nó ko hề khóc lóc, quấy vòi, đau khổ gì cả. Chúng nó vẫn vui chơi như thường, như thể chuyện ra đi, mất mát đó chưa từng xảy ra. Người lớn chúng ta với thái độ dường như ‘dửng dưng’ ấy cảm thấy hơi hụt hẵng. Nếu là mình thì mình phải nhớ nhung, buồn bã một thời gian chứ nhỉ. Có tình cảm yêu quý nhau thì làm gì mà quên nhanh thế. Nhưng sau đó mình thấy chúng nó không hề quên, hỏi đến người đó chúng nó vẫn nhớ, thậm chí đôi khi tự nhiên chúng nó (ngay cả những đứa bé nhất, nói chưa sõi, chưa thành câu đầy đủ) tự nhiên nhắc tên người đó. Nhưng không hề đi kèm với sự buồn rầu. Dường như chúng nó chấp nhận nhanh chóng thực tế rằng người đó bây giờ không còn ở đây với chúng nó nữa. Kiểu ‘don’t cry because it’s over, smile because it happened’ ấy. Mình thấy vô cùng kinh ngạc và khâm phục khả năng đó của bọn trẻ con. Với người lớn thì cần có nhiều sự mạnh mẽ lắm mới làm được như vậy. Với trẻ con điều đó là tự nhiên.

Bọn trẻ con chỉ bị ảnh hưởng với những người mới bước vào cuộc sống của chúng nó, tức là cái thực tại mới, chứ không vấn vương với mất mát trong quá khứ. Tức là nếu người mới thay thế cho người cũ kia là người xa lạ, chúng nó chưa quen, thì chúng nó quấy khóc. Vẫn là sự đối mặt với thực tại. Với trẻ con chỉ có now và here.

Tuần này cũng có một việc làm mình nhẹ người nữa là bài tập miêu tả cây, cuối cùng sau khi tham khảo đủ sách ở các thư viện, hỏi cả bác béo (nhưng bác này gà bài sai cho mình), tìm trên mạng, cuối cùng mình cũng biết cái cây mình chọn để miêu tả tên nó là gì. Nhuc thế đấy, giá mà ở Vn thì chúng mày biết tay ta. Mình bắt đầu cảm thấy là mấy bài tập này từ nay sẽ dễ xơi hơn, chỉ có ngồi tìm tòi và viết lách thì mình không ngán lắm. Ngán ngẩm nhất là khi phải cộng tác với những người mà mình cảm thấy khó mà cộng tác được. Đành rằng ai cũng phải nỗ lực để giao tiếp với người khác, phải tìm cách giải quyết các mâu thuẫn, phải biết negotiate, reconcile v.v.. nhưng thực tế là chúng ta không thể get on được với tất cả mọi loại người. Có những người mà bất chấp mọi cố gắng, ta vẫn không cộng tác được.

Sometimes it’s allowed to give up and let go. Mình cho là như vậy.

Tuần 25 – Đi học

Hôm nay không viết chuyện về Kiến nữa, viết về chuyện học hành của mình, nhưng trước tiên vẫn phải brief qua là sáng nay tỉnh dậy thấy rất lâng lâng, vì đêm qua nằm mơ thấy em Kiến. Mẹ nằm mơ là mẹ vẫn đang bầu em, nhưng phải đem em ra thay tã, thay xong dĩ nhiên là sẽ lại đút em trở lại vào bụng. May mà chưa kịp mơ đến đoạn này thì tỉnh dậy, không thì không hiểu đút trở lại vào bụng kiểu gì đây, thế mà trong mơ thì thấy việc này chả hề có gì phi lý cả.

Mẹ nắn bụng cho cái phần trồi lên di chuyển xuống dưới, thế là đỡ được em ra luôn, chả khó khăn gì. Đỡ cái đầu em là to nhất, sau mẹ thấy chân tay người ngợm em hãy còn bé lắm, mẹ còn tự nhủ bảo là từ nay mình phải ăn nhiều thêm cho con mình lớn mau. Trước khi đó mẹ đã chuẩn bị các loại khăn khố, áo quần rồi, thế mà đỡ em trên tay thì lại vẫn lóng ngóng thế nào, lau quệt bẩn choe choét cả ra. Mà sao trong giấc mơ em Kiến lại là con giai chứ không phải con gái, nhìn em đỏ hỏn nhưng xinh lắm. Mà mẹ vụng về lắm, bế em thế nào mà tuột tay đánh rơi em lăn xuống đất, nhặt lên mẹ cứ xuýt xoa xin lỗi rồi kiểm tra xem em có bị sứt đầu mẻ trán gì không. Em thì cứ mải nhìn trời xanh, cười rồi còn nói được chữ ‘xanh’ nữa chứ.

Ối giời ơi, đúng là mẹ mơ với chả mộng đúng là dở hơi. Chắc tại hôm qua em đạp mạnh quá, đạp cứ như là muốn nhảy ra khỏi bụng mẹ, mẹ sờ thấy cái đầu, hay cái mông hay là chân không biết, cứ trồi lên trồi xuống như tàu ngầm. Dạo này mẹ hay nói chuyện với em, vì em nghe được rồi mà. Mẹ sấy tóc, đánh trứng, mở vòi nước là em nghe thấy, đạp đạp như bảo là làm gì mà ầm ĩ thế.

Hôm qua mình đi leo núi, hôm nay hai cái đùi đau rời rã. Đi học được 3 tuần này cũng nhiều chuyện đáng để ghi lại lắm. Học kỳ này học 4 môn, trong đó 1 môn toán còn chưa học được buổi nào. Nói chung đi học mà cảm giác cứ như đi chơi. Môn nature buổi đầu đi học thì có mục quan sát con trùng, cô giáo còn bắt cả … chấy từ đầu con gái mang đến lớp cho sinh viên quan sát. Phòng học thì trông giống như phòng thí nghiệm, có mô hình chim muông, tranh ảnh, mẫu vật, hóa chất, kính lúp, cây con, v.v… Tuần thứ 2 thì cả lớp vào rừng đi tour, xác định lá cây. Bà bầu Vn cũng ì ạch chạy theo sau bọn sinh viên Nauy. Chủ yếu những hôm đi dã ngoại như thế thì đi là chính, nhìn ngó cây cối một lúc là đến màn ăn trưa, tóm lại chả khác gì đi picnic, sau đó cô giáo giảng giải một tí, rồi lại đi về. Đi ra ngoài thì được cái là vui hơn, lớp dễ thân nhau hơn.

Tuần này thì cũng vào rừng ở Sognvann. Sognvann mùa này đẹp và buồn hiu hắt, hồ lặng như gương, làm mình thấy hoài niệm cái thời sống ở Kringsjå thế không biết. Lớp mình leo trèo đường rừng đến đúng chỗ mà trước bạn Jan có dẫn mình và Hương qua, hồi đấy là đi lạc qua chỗ nhóm lửa trại này. Lớp chia nhóm đi tìm động vật, côn trùng, ngo nghiêng từng gốc cây, lật từng hòn đá, thi thoảng có tiếng bọn con gái kêu ré lên là biết nhóm đó tìm được cái gì đó. Mình tìm được một con nhện, một con rết, và hai cục phân của hai loại động vật mà mình chả biết của con gì. Đúng là không dưng bỗng nhiên tìm được phân thì sung sướng thế. Sau khoảng 1 tiếng đi tìm kiếm thì các nhóm góp chiến lợi phẩm lại, đáng kể nhất là một con ếch nâu, và một con thằn lằn.

Trong khi sinh viên đi tìm thì cô giáo nhóm lửa. Mình không biết thức ăn gì thì phù hợp nên chả mang gì. Bọn lớp đứa nào cũng một đùm giấy bạc chất lên đống lửa. Bên trong hóa ra cũng tạp nham, đứa thì gói nguyên cái sandwich cho vào nướng, đứa thì trộn cơm rau thịt chắc đã nấu chín trước. Có một đứa mang cả chảo và các loại rau củ, nước sốt nầu trên đống lửa nhưng có vẻ hơi lích kích. Tóm lại mục đích của đống lửa là làm nóng thức ăn hơn là làm chín thức ăn. Ăn xong đứa nào đứa nấy tay đen xì khói than. Ăn xong, giảng giải tí teo rồi lại xuống núi. Mình thấy giờ dã ngoại đáng lẽ có thể dạy dỗ nhiều hơn thế, vì thảm thực vật trong rừng khá thú vị. Có nhiều loại rong rêu rất dày và xốp, nấm dại, cây bụi như blueberry, cây cao, cây thay lá, cây lá kim, rừng mọc trên núi đá, khác hẳn với địa hình và khí hậu ở các nước khác.

Tóm lại phát triển các kỹ năng về methodology của bọn Nauy này kém, nhưng mình thích ở điểm là chúng nó hướng tới sự phát triển mang tính tự nhiên, sự tò mò mang tính bản chất của trẻ con. Nó khuyến khích người ta dúng các giác quan để cảm nhận cuộc sống xung quanh, không chỉ để học kiến thức mà còn để người ta trải nghiệm, để có những cảm giác sống giữa thiên nhiên, quan sát xung quanh kỹ lưỡng hơn, mẫn cảm hơn. Mình thấy mình bị thiệt thòi nhiều vì mình chả biết những cây cối, côn trùng ở đây. Hỏi về cây thì mình biết nhiều cây ở Vn thôi, cây xà cừ, cây hoa sứ, cây dừa, cây bàng, cây rong riềng, cây khoai ngứa, vv.v.. bao nhiêu kiến thức tự nhiên từ hồi bé của mình mang sang đây chả dùng được gì. Mình phải học lại từ con số 0, đã thế mình lại còn phải học cả tên tiếng nauy của chúng nó nữa chứ. Những cây như cây sồi, cây maple ở Vn không những đã không có, mà tên tiếng Nauy lại còn khác cả tên tiếng Anh nữa.

Đấy là môn nature. Môn thứ 2 là môn luyện tập thể chất. Nếu mà đem môn thể dục ở Vn ra mà so sánh với môn này thì đúng là một sự báng bổ. Môn này bọn sinh viên đạc biệt thích phần vào phòng gym. Phần đầu thường là giảng trên lớp về lý thuyết, nghe cũng hay, nó cũng nhấn mạnh về phát triển các giác quan thông qua vận động thể chất, nó làm người ta có ý thức rõ hơn về cơ thể mình, nhạy cảm hơn với các giác quan khi vận động. Tóm lại nó nhắc nhỏ người ta răng người ta sống không chỉ bằng cái đầu suy nghĩ, cái mắt nhìn, mà còn bằng toàn thể cơ thể, mở rộng giác quan để cảm nhận cuộc sống, sông một cách hết mình theo nghĩa đen.

Phần vào phòng gym thì rất vui, vì sinh viên được trở lại làm trẻ con, chơi các trò chơi chạy nhảy, leo trèo, trườn bò, các trò theo nhóm, có thể lăn lê bò toài ra sàn thoải mái. Mình nhìn cái không khí thoải mái và cái phòng gym với bao nhiêu trang thiết bị mà thấy thương cho học sinh ở các nước nghèo. Đúng là phải nước giàu thì mới có thể trang bị đầy đủ, chi tiết đến thế cho cái nhu cầu vui chơi, cái nhu cầu bị xem như vô bổ ở VN. Mà cũng phải nước giàu thì mới có thể quan tâm đến nhu cầu phát triển tự nhiên của con người một cách nâng niu và trân trọng như thế. Ở Vn thì, con ơi, học toán chưa, học văn chưa, có thòi gian thì kiếm quyển sách mà đọc thêm đi chứ chơi bời gì. Đúng là một nền văn hóa đè bẹp các nhu cầu bản năng của con người là bản năng chạy nhảy, enjoy sự vận động cơ thể, cảm nhận cơ thể của chính mình.

Sau giờ học có 3, 4 đứa con gái ngồi nán lại, cứ thử lộn nhào, uốn éo các tư thế linh tinh trên sàn phòng tập. Có một đứa xương cốt rất dẻo, cột sống của nó không khác gì diễn viên xiếc, những đứa khác nhìn nó trầm trồ thán phục. Mình thấy đúng là khi người ta biết tôn trọng cơ thể của mình thì họ cũng biết tôn trọng cơ thể và khả năng của người khác. Người ta dễ trở nên tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, sáng tạo hơn, quan tâm đến cảm giác của người khác hơn thì phải. Đấy là mình tự suy ra thế, vì cảm nhận chung là bọn Tây nice, tại sao chúng nó nice thế thì trước đây mình ko tự hỏi mấy. Có thể vì chúng nó văn minh hơn mình, bây giờ thì mình có thể dùng sự vận động thể chất để giải thích một phần.

Sinh viên Châu á ở nước ngoài đúng là hay nổi tiếng là chăm học, theo kiểu đầu to mắt cận, những gì thuộc về tầm mental thì rất giỏi, vì từ bé đã được-bị rèn luyện theo hướng này rồi mà. Nhưng lại quên mất hoặc không được khuyến khích cách phát triển thể chất. Các môn thể dục trong trường chỉ hướng về việc học cách chơi các mon thể thao cụ thể, ví dụ học bóng bàn thì chỉ biết các kỹ năng làm sao đánh bóng bàn cho giỏi, học các động tác thể dục thì cũng đặt trọng tâm vào việc phải nhớ các thao tác, tay phải giơ thế này, chân phải đá thế kia, tóm lại làm sao cho đúng theo khuôn mẫu, tóm lại là focus vào sport chứ không vào con người. Môn thể dục đó không dạy cho con người ta cảm nhận cơ thể mình thế nào khi xoay tròn, khi bò toài, không hướng chú ý đến cảm giác khi cầm nắm, khi các bắp cơ gồng lên hay chùng xuống, không nghe tiếng tim mình đập, tiếng mình thở. Tóm lại là không đặt trọng tâm vào yếu tố con người. Con người dường như chỉ là công cụ để thực hiện môn thể thao mà thôi, và chơi thể thao để mà hướng tới các mục đích cũng mang tính trừu tượng khác như  để khỏe, để đẹp, để giảm cân, thậm chí để xây dựng CNXH nữa như hồi xưa hay hô khẩu hiệu.

Mình thấy sung sướng khi đi học môn giáo dục thể chất này, cho dù bà bầu thi thoảng cũng dám chạy thi với bọn thanh niên trai tráng Nauy, nhưng phần lớn các trò chơi thì bà bầu chỉ chăm chăm tìm chỗ … nấp, kẻo chúng nó va vào người thì vạ lây. Tuy nhiên sung sướng vì cảm thấy môn học này và cả môn nature nữa thật là nhân văn, nó cho phép con người được trở lại, ít nhất là với mình, làm con người, nó nhìn con người với sự trân trọng. Khi có bầu người ta cũng cảm nhận rõ hơn về tầm quan trọng của cơ thể, người ta vui sướng khi biết mình đang tạo ra một cơ thể mới, cảm thấy chưa bao giờ thấy yêu những cái tay, cái chân bé tí thỉnh thoảng thoi bùm bụp trong bụng mình đến thế. Mà bạn Kiến có vẻ cũng khoái chí mỗi khi đi mẹ đi học. Cứ vào phòng gym, nghe tiếng các cô chú chạy nhảy hò la là Kiến cũng uốn éo, nhảy nhót, phấn khích lắm như muốn ra chơi cùng. Mẹ Kiến phải bảo Kiến là chưa ra chơi được đâu con ạ, còn phải nằm trong đấy hơn 3 tháng nữa cơ.

Bọn Nauy này nó thần tượng việc vận động cơ thể đến mức đi nghiên cứu xem chơi thể thao có làm người ta … thông minh hơn không. Mình thì không nghĩ cứ vai u thịt bắp mồ hôi dầu thì sẽ học giỏi hơn những người lẻo khoẻo, cái này thì không có căn cứ. Nhưng mình ủng hộ quan điểm phát triển con người một cách toàn diện cả về mặt thể chất, tình cảm, v.v.. chứ không chỉ nhấn mỗi vào phần trí tuệ. Thông minh tài giỏi thì ai cũng muốn nhưng rốt cục đấy có phải là điều quý giá nhất không. Theo mình thì không phải.

Tròn 23 tuần – window shopping

Thế là lại hết 1 tuần nữa rồi, em sắp sửa tròn 6 tháng rồi đấy em ạ. Còn hơn 1 tháng nữa là bố mẹ em được đi sắm đồ đạc cho em rồi. Nhà mình được cái là chấp hành rất nghiêm túc các loại  mê tín dị đoan.

Tình hình tăng cân của mẹ em rất ậm ạch, sau trận ốm, lại mấy ngày mẹ cháu đi thư viện tìm sách, khuân sách nặng nên chả lên cân mấy. Mẹ cháu lại phải tự kiểm điểm là thời gian vừa rồi không tập trung ăn uống tử tế. Nhưng cái bụng thì dạo này lại có vẻ căng ra, nhiều lúc hay bị cảm giác dạ dày bị chèn ép, làm mỗi lần ăn xong là phải ra sô fa ‘nằm khoèo’ cho nó giãn bụng ra. Đi lại thì thấy nặng nề, lạch bạch rồi. Được cái bụng mình bây giờ ra dáng bà bầu (mẹ cháu toàn thích mặc áo bó bó để khoe bầu mà lị), ai nhìn thấy cũng biết là bầu, chắc trù lúc mặc áo khoác.

Tuần trước soạn tủ quần áo thấy rất nhiều áo mùa thu và đông mình vẫn mặc tốt, ít nhất là được 1-2 tháng nữa. Áo khoác cũng mặc được, quần bầu mua từ Vn và được cho mặc thử thấy cũng khá ổn. Nghĩ bụng thôi cũng chỉ còn hơn 3 tháng nữa, mình cũng ko muốn mua sắm gì cho tốn tiền, ko mua quần bò bầu nữa vậy. Cần thì thêm thắt những thứ như quần len, quần mặc ở nhà tạm thôi. Vậy là có vẻ đồ bầu mình cũng chẳng cần sắm sửa tốn kém gì, để tiền đấy mua cho con thích hơn. May là áo len mình có nhiều loại thun giãn tốt nên nhiều cái tưởng chật hóa ra vẫn mặc vừa.

Hôm trước ngồi nghe cô giảng mà không thấy em đạp, mẹ em thấy lạ, vì thường em hay thức dậy nghe giảng bài rồi vỗ tay, đập chân hưởng ứng. Bố em bảo chắc tại em quen với việc mẹ ngồi trong lớp rồi nên em ngủ. Mẹ em thì bảo đi học mà ngủ gật trong lớp thế thì không ngoan. Bố cháu thì tự hào là em còn bé thế mà đã đi học ĐH rồi đấy.

Hôm nay mẹ em đi lượn qua quầy áo quần trẻ con của Lindex, ngắm xem hàng mùa đông có những đồ gì về còn lên danh sách cho bố cháu đi mua. Những cái tất chân bé tí, ngắn tủn thật xinh, rồi nghĩ thế mà chân em còn lâu nữa mới xỏ vừa những cái tất này, chân em bây giờ còn thoi bình bịch trong bụng mẹ em. Áo len và bộ đồ liền quần mùa đông rất mềm và ấm, mà cũng không đến nỗi quá đắt, chỉ đắt từ gấp rưỡi đến gấp đôi giá ở Balan thôi. Mẹ nào chắc cũng thích tự tay đi mua đồ cho con, nên mẹ thấy hơi thấp thỏm khi giao phó nhiệm vụ này cho bố cháu. Hôm nay mẹ cháu đã thấy cái mũ lông có hai tai rất xinh, mềm và ấm, nhưng bố cháu chắc ko thích những mũ như thế.

Mình thấy quần áo trẻ con thật ra các hoa văn, họa tiết trang trí nhiều cái y hệt nhau, chỉ chia ra con gái thì màu hồng, màu tím, con giai thì màu xanh, màu trắng. Sau chắc mình sẽ mua lẫn lộn cả màu xanh lẫn hồng, tím, trắng, màu nào cũng được miễn là nhìn xinh xắn là mua. Mình thật ra thích các màu chân phương giản dị, chỉ sợ bố cháu chọn thì lại nhiều màu hồng, hoa hoét quá ấy chứ. Kể ra nhìn để biết họ có những chủng loại gì, giá cả, kích cỡ ra sao thôi, chứ mẹ cháu chưa thấy ‘lên cơn’ thích sắm đồ. Người ta bảo đến sau này khi bản năng ‘làm tổ’ nổi lên thì mơi thích đi sắm sửa. Không biết lúc đó thế nào chứ ngay bây giờ mẹ cháu đã ngại đi shopping rồi, vì đi đứng lạch bạch, như con chim cánh cụt, đi một lúc là mệt, nên chẳng thích đi nhiều nữa.

Tóm lại cỡ 50 là cỡ so sinh và 1 tháng, chắc mua cỡ này ít thôi, mua nhiều cỡ 56 là cỡ 2-3 tháng để phòng lớn cho em, tiết kiệm tiền cho bố mẹ. Bố mẹ nhà này ki bo kẹt xỉ, mẹ cháu thì chẳng tiếc tiêu tiền cho con đâu, nhất là áo quần xinh thì thích mua lắm, nhưng sợ mặc ko hết đã chật thì phí lắm.

Mình thấy cuộc đời sinh viên ở đây là cuộc đời sướng nhất, nếu mà là sinh viên có học bổng thì còn sướng hơn nữa. Kỳ học này chưa căng thẳng lắm, lại có việc để làm. Mình thích đi thư viện tìm sách, cảm giác vác đống sách mà mình cần ra khỏi thư viện như vừa thu hoạch được vụ mùa bội thu, thấy ‘giàu có’ lắm ấy. Mặc dù tìm được sách ko fai là điểm chính, điểm chính là ngồi mà đọc hết đống sách ấy cơ. Sướng nữa là thẻ thư viện của mình dùng được cả ở trường này lẫn trường cũ, nên mình về trường cũ mượn thoải mái, hy vọng bọn sinh viên khác không biết ‘mánh lới’ này. Thư viện trường mình bé tí, có mỗi 1 tầng để sách học, 1 tầng để tạp chí, hỏi máy copy đâu thì nó chỉ cho mỗi 1 cái máy chỏng chơ. Chả bù trường cũ thư viện rộng bao la, 3 tầng để đầy sách, chưa kể tầng hầm, và mình còn chưa biết chỗ để CD và phim, sách truyện ở đâu. Máy copy thì có hẳn phòng riêng, chỗ ngồi đọc sách cũng tử tế, rộng rãi hơn nhiều.

Copy ở đây cũng đắt, may là mình mua được vài quyển của bọn sinh viên năm trước mà mình nhẩm thấy giá bán còn rẻ hơn giá tiền copy, đỡ tốn tiền mà cũng đỡ tốn công. Còn lại mình dụ dỗ bác béo dạy mình cách scan sách, mình tự scan rồi in ra thì rẻ như bèo. Bọn lớp mình kể ra cũng hầu hết đều tạm được, một vài đứa bắt đầu nói chuyện với mình. Mình thấy giáo viên mình gặp ở đây đều rất nhiệt tình và biết nhiều, tính tình đều rất tốt. Họ không đặt áp lực lên sinh viên lắm, bảo là về đọc trước bài này bài kia, nếu ở Vn thì hôm sau đến lớp thể nào cũng vài đứa bị gọi lên trả lời xem đã đọc chưa. Còn ở đây cô giáo chỉ hỏi đọc chưa, sv bảo ‘rồi’ thế thôi, chả kiểm tra gì hết. Bọn lớp hầu hết đã đi làm nhà trẻ, có đứa còn có con rồi, nên chúng nó có nhiều kinh nghiệm với trẻ con, nghe chúng nó phát biểu cũng hay. Chỉ tội chúng nó nói líu lo mình nghe ko hiểu mấy. Tóm lại mình có thiện cảm với giáo viên Nauy lắm, nhưng chả biết tại sao nền giáo dục Nauy thì lại trì trệ.

Thôi, mẹ em đi làm cái bánh cheesecake cho em ăn cho béo đây. Dạo này em đạp ít hơn, mẹ cũng hơi sốt ruột. Mong em khỏe mạnh, béo khỏe cho mẹ mừng. Mà vẫn chưa nghĩ ra tên gì cho em đây.

Tuần 20 – Khai giảng

Đáng lẽ phải viết entry này vào ngày thứ 4, là ngày Kiến tròn 20 tuần, hôm nay đã là thứ 6, em đã sang tuần 21 rồi.

Không đi siêu âm nữa nên chả biết em phát triển ra sao, chỉ biết dạo này em đạp một cách ‘vui vẻ’ hơn, mẹ em vẫn tiếp tục tăng cân, buổi tối có hôm em đạp đạp một lúc làm mẹ em khó ngủ nhưng sau đó em cũng ngủ khì. Mà dạo này mẹ em cũng quen với cảm giác bị em đạp rồi nên nếu em đạp nhẹ nhàng thôi thì mẹ em cũng … kệ em. Cho đến hôm nay, mẹ cháu đã tăng được suýt soát 5 cân, nói chung như vậy cũng không nhiều, nhưng vì từ trước đến nay chưa bao giờ có chuyện tăng cân tằng tằng hàng tuần như thế nên mẹ cháu thấy cũng hơi choáng. Mục tiêu là đến khi đẻ tăng được 13 đến 15 cân thì tức là trong 20 tuần còn lại mẹ cháu còn phải tăng thêm 10 cân nữa cơ.

Tuần này mẹ em đi khai giảng năm học mới, lại thành tân sinh viên. Nhớ hồi bé đến lớn, đi khai giảng bao giờ cũng rất háo hức trước năm học mới. Nào là mua dụng cụ học tập, gọt bút chì, bơm mực, bọc sách vở, dán nhãn, sắm cặp sách mới. Năm nay mẹ cháu đi học ĐH chả chuẩn bị gì cả. Bố cháu kể hồi xưa đi khai giảng bố cháu cũng háo hức vì đọc trước sách xem năm tới sẽ học những gì.

Đến trường có 3 ngày, ngày nào mình cũng chỉ ở mỗi buổi sáng, nghe các loại phát biểu, dặn dò, nhạc nhẽo. Tóm lại chưa có học hành gì. Buổi chiều có các hoạt động của hội Buddy, là sinh viên năm 2 tổ chức cho sinh viên năm 1 để làm quen, nhưng mình toàn trốn, vì thấy cũng chẳng có gì bổ ích. Tuần sau chắc cũng chỉ thông báo, giới thiệu các kênh học tập. Chắc mình phải tranh thủ tìm sách trước, kẻo sau này không có tài liệu thì ốm đòn.

Sở dĩ mình sợ vụ tìm tài liệu hơn, vì năm nay mình thấy bọn cùng lớp toàn bọn trẻ, hầu hết là nauy hoặc sinh ra, lớn lên ở đây. Mình là người nước ngoài, chưa giỏi tiếng, lại già nhất lớp, lại bụng bầu nên có vẻ sẽ chả có mấy đứa thèm chơi với mình. Thế nên sau này đi mượn tài liệu của chúng nó chắc sẽ không dễ. Sau vào học chắc sẽ phân nhóm, sẽ buộc phải nói chuyện với nhau, nhưng lúc đó không biết thế nào.

Em Kiến tuần mẹ đi học có vẻ rất ngoan, mỗi khi ngồi nghe phát biểu là Kiến ta hứng chí cũng đạp bụp bụp một tí rất phấn khởi. Bố cháu bảo cháu vui vì nghe người ta nói về mình đây mà. Cũng may là tuần đầu, chưa thấy dấu hiệu bị sụt cân do đi học, mà cũng đã học gì đâu. Đến khi nào vào học thật mới biết được.

Bọn sinh viên ở đây, có vẻ chúng nó cũng nghiêm túc việc học hành, nhưng còn nghiêm túc hơn việc … trang điểm, ăn mặc, style này style kia, phong cách thế nào. Chắc sau rồi mình chỉ chơi được với các … bà giáo, vì họ già, hợp với mình hơn. Trong lớp có một đứa cũng bầu cỡ ngang mình. Hồi xưa học lớp Master thì có nhiều người nước ngoài, và lớp đó là international, nên bọn nauy cũng định hướng sẵn là chúng nó phải tỏ ra thân thiện với người nước ngoài. Còn lớp này không có cái tiền giả định ấy, mình cảm thấy hơi cô độc.

Mong là mẹ đi học ngoan, không sao lãng nhiệm vụ chăm Kiến, còn Kiến cũng ngoan để mẹ học hết học kỳ này. Hôm trước tranh luận với bố cháu rồi cuối cùng quyết định là bố cháu sẽ hoãn mua nhà kính đến năm sau, để đẻ cháu ra trước đã. Bố cháu cũng bắt đầu xem xét giá cả mẫu mã các loại xe đẩy ở Balan, tuy nhiên phải đến 2 tháng nữa mới mua được. Mua các đồ dùng ở Balan có vẻ rẻ hơn nhiều, nên bố cháu hí hửng sẽ ‘ăn dỗ’ tiền của con đây. Mẹ cháu nghe thế hơi bực mình, nhưng nếu mà tiết kiệm được thì cũng tốt. Một số đồ to như giường nôi, bàn thay tã chắc phải mua ở IKEA, thế nhưng so với các babyshop thì vẫn rẻ hơn nhiều.

Tháng thứ 7 mẹ cháu còn phải đi thực tập nhà trẻ 2 tuần, luc đó bụng kềnh càng rồi thì không hiểu thực tập kiểu gì đây. Ôi, cái sự nghiệp học hành, sự nghiệp con cái, cái nào cũng vinh quang.

Nhà trẻ ký – Người lớn nghĩ gì

Hôm qua mình dẫn nhóm những đứa lớn sang tổ bên cạnh gọi tên là tổ sóc để chúng nó sinh hoạt nhóm. Tổ sóc này dường như quy củ hơn tổ kiến bên mình. Thấy phòng có trang trí vui mắt hơn, và màn học nhóm có hơi hướng của việc lên lớp hơn. Tất cả trẻ con quây quanh bàn tham gia vào trò rót và đong nước. Cô giáo hướng dẫn và giải thích. Sau đó là màn kể chuyện theo đồ chơi minh họa. Nhóm tổ sóc cũng không lớn hơn nhóm mình nên mình thấy các hoạt động mang tính học tập này rất tốt, tập cho bọn trẻ con có khái niệm về việc học hành, không chỉ chơi bời tràn lan.

Bọn trẻ con nhóm mình bình thường ở tổ kiến thì chỉ thân vừa vừa với mình. Thế nhưng sang nhà ‘hàng xóm’ thì có vẻ chúng nó ý thức được rằng chúng nó là khách thôi, nên chúng nó quấn và gần gũi với mình hơn, vì biết là mình là người chịu trách nhiệm trông chúng nó ở đấy.

Tình thân của bọn trẻ con là một thứ tình cảm khá ‘ngắn hạn’, như kiểu reaction hơn là sự thông hiểu. Nếu hôm nay cô PA quý mình thì mình thích chơi với cô PA, nếu mai cô PA ít chơi với mình hơn thì mình lại khó gần hơn với cô PA. Giống như phim 50 first dates ấy, ngày nào cũng phải đánh tín hiệu làm thân lại từ đầu với chúng nó. Đôi khi mình ghen tỵ với những người làm cùng, vì bọn trẻ con hay chạy lại chào mừng khi họ đến và gọi tên họ. Hôm nay có một chị người Sri Lanka đên làm cùng, mà một số đứa đã nhớ tên chị ấy. Tên mình thì những đứa lớn cũng nhớ, nhưng con bé G vẫn không biết gọi, đôi khi nó gọi mình là màmá nữa chứ. Giá mà nó là con mình thì cũng thích lắm, vì nó rất xinh, vui tươi suốt ngày. Nó là điển hình của một đứa bé phát triển lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Mẹ nó cũng xinh lắm, nhìn cả mẹ và con đều như búp bê.

Khác với con bé G, suốt ngày kéo tay mình, nhảy nhót rất dễ gần, con bé L có vẻ khó gần hơn. Nó đã quen với mình hơn nhiều rồi, đã thích cười với mình và đùa với mình rồi, nhưng nó vẫn không thích dắt tay mình và không đòi mình bế. Mình thì lại thích nó nên mình dễ buồn lòng vì sự  ‘lạnh lùng’ của nó hơn. Đúng là trẻ con mỗi đứa một tính nết, mình không thể đòi chúng nó lập tức phải yêu quý mình như mình yêu chúng nó được. Dù gì mình cũng chỉ mới quen chúng nó được 1 tháng, vẫn đang trong giai đoạn ‘cưa cẩm’ chứ, những người khác thì đã quen chúng nó từ đầu rồi, nên nó yêu quý họ hơn là phải thôi.

Bọn trẻ khi có bố mẹ chúng  nó bên cạnh thì không còn thiết gì đến cô giáo nữa, nhưng khi bố mẹ đi khỏi thì cuộc sống của chúng nó với tư cách cư dân nhà trẻ mới bắt đầu, có thể là rất khác với cuộc sống ở nhà. Cũng hiểu được là bố mẹ chúng nó là stimulants mạnh nhất với chúng nó, nên nhũng thứ khác so với bố mẹ đều bị lu mờ. Những khi chúng nó thích, hoặc cấu giận cũng vậy, chỉ cần remove chúng nó khỏi cái stimulant đấy, cho chúng nó giãy đạp, gào khóc 5 phút cho hả cơn giận rồi chúng nó đường như reconcile với the new reality rất mau chóng. Con bé F rất thích nghịch nước trong phòng thay đồ, nó có thể rửa tay hàng vô số lần không biết chán. Cứ đứng trong nhà tắm mà đôi co với nó thì có đến sang năm. Cứ phải tắt vòi nước đi, vác nó lên, mặc cho nó giẫy hoặc khóc lóc như thể nó đau lòng lắm ấy, như thể nó sẽ ghét mình suốt đời, nhưng chỉ cần ra khỏi phòng tắm, hạ chân xuống đất là nó lập tức chạy đi chơi nhưng chưa tưng có chuyện khóc lóc gì xảy ra cả.

Hình như với mình việc làm người khác vừa lòng và yêu quý mình chiếm một vị trí hơi quá quan trọng. Mình làm ở đây không ăn lương, nhưng với mình việc được bọn trẻ yêu quý là điều quan tâm gần như hàng đầu. Sau rồi mình nghĩ rằng chúng nó có yêu quý hay không thực ra có quan trọng thật sự như thế với một người làm công ăn lương không. Được sếp yêu quý mới là quan trọng hơn chứ nhỉ. Trong việc bổ nhiệm vị trí, hay tăng lương cho nhân viên, sếp có hỏi ý kiến bọn trẻ con là con yêu cô nào nhất đâu. Mà làm việc tốt hay không dường như sếp cũng không phải lúc nào cũng biết được. Chỉ những người cùng làm thì biết thôi, nhưng sếp cũng đâu có hỏi ý kiến họ, mà có hỏi thì chắc gì họ nói những gì họ nghĩ.

Rút kinh nghiệm để dễ lăng xê bản thân hơn là sau này xưng tên với bọn trẻ con, thì chúng nó sẽ dễ nhớ tên mình hơn. Ví dụ không nói: đưa cốc cho cô, mà nói đưa cốc cho PA. Hơn nữa tên mình lại khó nhớ và khó thuộc nên chúng nó càng khó đọc. Chắc sau này mình đành đặt ‘bí danh’ là Pa chẳng hạn, để ngay những đứa bé cũng biết gọi.

Mình lăn lê với bọn chúng nó suốt ngày nên thấy gần trẻ con và yêu trẻ con như vậy cũng khá ‘đủ đô’ rồi. Nhưng nếu muốn có tình yêu tuyệt đối của chúng nó chắc là phải đẻ nó ra thôi.

Hôm nay bọn nó làm thiệp gửi tặng bố mẹ. Thầy cô cắt miếng giấy màu bằng kéo có răng cưa rồi chúng nó tự dính các hình hoa lá, trăng sao, thiên thần linh tinh lên miếng bìa đấy. Xong thì thầy cô viết hộ tên tác giả và người nhận lên tấm thiệp. Tương tự thế chúng nó hay cắt dán, bôi trát nghuệch ngoạc thành các tác phẩm nghệ thuật theo ‘trường phái’ trừu tượng rồi gửi về cho bố mẹ chiêm nghưỡng. Không biết là có phát hiện ra Picasso nào không.

Đi làm nhà trẻ phải vận động nhiều, tiêu tốn năng lượng, mau đói, nên dạo này chú ý cân nặng rất sát sao để tránh bị tụt cân. May là mình đang có đà đi lên. Hy vọng là từ giờ cuộc sống của mình sẽ cứ thế mà tiến, đừng quay lại thời kỳ trì trệ nữa nhé.

Nhà trẻ ký – Răng sữa

Hôm nay thằng A cắn thằng P đau lắm. Thằng P khóc ré lên, gọi mẹ ơi, rồi mình bế nó vào lòng và bảo để cô thổi cho nhé, nó vừa mếu máo vừa nói có. Thằng bé này ngoan lắm, càng ngày càng thấy mến nó.

Con bé G có hai cái răng cửa như răng thỏ. Con bé này chưa biết nói nhiều vẫn chỉ bi bô tiếng Campuchia. Hôm nay mình nhận ra nó muốn gọi mình thì lại cứ goi tên E. Mõi lần nó chạy đến dắt tay mình thì cả bàn tay nó chỉ nắm có một ngón tay mình.

Con bé L ngủ trưa dậy không biết làm sao mà khóc hờn ghê lắm, không ai dỗ được. Cái miệng bé con của nó ngoác ra, cái lưỡi rung rung theo những âm thanh chói tai phát ra từ cổ họng nhỏ bé của nó. Thằng bé lai nhìn vào cái mỏ ngoác ra ấy và nhận xét là con bé này … không có răng. Đúng thật, nó đã mọc đủ răng đâu, mới có hai cái răng hàm bên dưới và bốn cái răng cửa. Sau khi mình ‘đút lót’ cho nó thìa sữa chua của mình thì nó có vẻ nín mau hơn. Mang đồ ăn đến nhà trẻ rất dễ bị trấn lột bởi những cái mỏ xinh xinh ấy. Bình thường nó có thích ăn đâu, hễ thấy mình ăn thì tự dưng chúng nó lại thèm. Đã thế ăn rình một miếng rồi lại còn đòi ‘nữa’ cơ.

Làm nhà trẻ thích nhất là được … thơm trẻ con. Những cái má tròn ơi là tròn, phính ơi là phính, lại còn hồng nữa chứ. Trán chúng nó dô, cằm thì ngấn, mắt to, trong veo như mắt thủy tinh của búp bê. Cái môi hồng bé xinh thì tơn hớt lên trông đáng yêu lắm. Con bé G mỗi khi chơi đồ hàng lại giẩu môi lên như mỏ chim giả vờ tiếng suỵt khi rót nước. Nó mút cái thìa trước, rồi dúi cái thìa dớt dãi của nó vào miệng mình bắt mình phải ăn. Kinh quá.

Ra ngoài chơi thì mình hay phải đẩy xích đu cho chúng nó mệt sái vai. Cô PA đẩy một lúc thì cô mệt, cô giả vờ xui các cháu là xuống chạy nhảy nhé, nghịch đất nhé, đạp xe nhé cho khỏe người chứ cứ ngồi lỳ trên đu mãi thế này à. Các cháu thì cứ lắc đầu nguầy nguậy, khôn thế hả con.

Mấy hôm nay mình hay nhảy nhót với bọn nó, bật nhạc captain salbotan lên rồi cả cô cả cháu nhảy chồm chồm rất vui. Nhưng mà cô thì chảy một lúc là mệt bở hơi tai. Cô còn lăn long lóc trên nền nhà với các cháu nữa chứ. Chơi thế chứ lúc nào cũng phải để mắt canh chừng cả nhóm 4-5 đứa, không thể chỉ tập trung choi với 1 đứa nào lâu được, vì hở ra là chúng nó giành nhau đồ chơi, đẩy nhau ngã, đánh nhau, khóc ré lên ngay. Mà ngày nào chả có chục bận khóc. Vui cũng inh tai mà buồn cũng inh tai.

Bọn trẻ con là bắt đầu quen với việc leo lên người mình. Thằng bé A thực ra rất dễ thương. Có lần nó thấy mình ngồi một mình liền tự động chạy đến ngồi lòng mình. Có công việc nào mà ngày nào cũng được bao quanh bởi những con người dễ thương như thế nữa không. Hình như ngày nào cũng có sự việc gì đó xảy ra, đến mức mình bắt đầu coi rằng nghiễm nhiên là như thế.

Hôm qua thì sóc ăn thịt khủng long, hôm nay thì cả thỏ cũng ăn thịt khủng long. Bác béo qua dịp Phục sinh vừa rồi thì mang tên là Thỏ phục sinh, vì thỏ phục sinh làm bằng sô cô la mà. Các cháu nhà trẻ vẫn còn ngây thơ vô tội, nên cô vẫn có thể thơm và cù các cháu thoải mái, chưa lo bị ‘bunny attack’ như ở nhà.

Nhà trẻ ký – Lễ phục sinh và sư tử

Hôm nay là bắt đầu của kỳ nghỉ lễ phục sinh. Khắp nơi nơi đều là màu vàng chói của hoa thủy tiên, của những chú gà mẹ gà con, lông gà lông vịt, và các quả trứng sơn nhiều màu.

Từ  2 tuần trước, nhà trẻ đã có các hoạt động hướng về ngày lễ này, như cắt dán hình gà, trang trí trứng gà, sơn vở trứng gà, hát các bài hát về gà và thỏ, và trước ngày nghỉ thì bọn trẻ được phát sô cô la. Chúng nó sướng không thể tả nổi, nhảy cẫng lên, hét lên vì mừng. Nhìn niềm vui trên khuôn mặt chúng nó không ai lại không thể ko vui lây cho được.

Nhưng cũng vì rập rạp sát ngày lễ nên trẻ con đi nhà trẻ thưa hẳn đi. Nhóm mình có 10 đứa thì thứ 2 chỉ còn 6, thứ 3 còn 4 và hôm qua thì có mỗi 3 nhóc: thằng bé dỗi hờn, thằng con đồng nghiệp bác béo (P) và con bé mà mình thấy khó tính nhất. Dần dần mình thấy càng ngày càng mến thằng P hơn, vì bản tính nó rất trầm lặng, nhưng nó có sự già dặn hơn tuổi, nó biết nhường nhịn, không gây gổ, trông nó đã biết là lớn lên nó sẽ rất đẹp trai, nhưng vì thế nên nó ít vẻ thơ ngây hơn.

Thằng bé dỗi hờn thì mình đã yêu nó vợi vợi đi rồi, vì thấy đúng là nó hay hờn quá. Hễ trái ý nó một tí là nó xị mặt ra rồi khóc váng lên, nên bây giờ mình cũng bớt động lòng mỗi khi nó khóc rồi. Cứ để nó khóc một lúc, sau nó lại sà vào lòng rồi vui vẻ như chưa từng có gì xảy ra cả. Nhưng mình vẫn yêu nó nhất, vì nó xinh, và nó thích được mình chiều. Đúng là ‘con hư tại mẹ’ không sai tí nào. Nó mà là con mình thì chắc mình làm hư nó mất thôi.

Hôm qua mình dắt hai con bé lớp lớn lên văn phòng để copy. Chúng nó nhìn thấy trên bàn giáo viên có đĩa kẹo sô cô la, thế là chúng nó xì xào gì đó với nhau. Đợi lúc mình mải đánh vật với cái máy copy, chúng nó lẻn vào bốc trộm. Mình gọi chúng nó ra thì đã thấy miệng đứa nào đứa nấy nhoe nhoét sô cô la rồi. Đúng là bọn ăn vụng không biết chùi mép. Mình khép cửa phòng lại thì một đứa cứ đứng ôm cửa đong đưa, mình bảo vào đây thì nó nói con chỉ đứng sờ cửa tí thôi mà. Sau đó mình bảo, cô nhìn thấy con ăn sô cô la rồi nhưng ăn một viên thôi thì được vì hôm nay là lễ Phục sinh. Chúng nó được thể nói luôn là hôm qua cô chúng nó bảo ngày mai sẽ được phát trứng Phục sinh, tức là làm bằng sô cô la, mà bây giờ đã là ngày mai rồi đấy. Mình bảo thế thì đi mà hỏi cô chúng mày, chúng nó bảo nhưng cô ấy ko có ở đây, hay là chúng con cứ vào ăn luôn nhé (khôn thế hả con). Mình bảo không được.

Copy xong, chúng nó xuống phòng chơi chung nhưng vẫn nghĩ về đĩa sô cô la trên tầng. Một lúc sau chúng nó nghĩ ra kế khác, liền bảo mình là cho bọn con đi vệ sinh, nhưng mà dùng toalet ở tầng trên cơ, mà lại thích đi một mình cơ. Mấy con giời cứ làm như cô chúng mày chưa từng biết đi ăn vụng bao giờ ấy nhỉ.

Hôm trước mình đã biến thành ‘sư tử’. Là vì bọn nhóc nhóm mình hay có trò chui vào gầm giá để đồ, kéo ri đô lại rồi trốn trong đó, vừa trốn vừa cười nói khúc khích. Hôm đó mình thấy chúng nó gọi nhau, giả vờ trốn sư tử gì đó. Mình liền giả vờ là sư tử đang đến đây. Bọn trẻ con cuống quít chạy vào nấp. Mình bảo sư tử đang đói bụng đây, phải ăn mấy đứa trẻ con mới được. Ăn đứa nào bây giờ, ăn thằng A nhé, thằng A chạy ra đòi ăn thịt lại sư tử, làm sư tử vội la lên oai oái, là chỉ sư tử được ăn chúng nó thôi, đừng ăn thịt sư tử. Thằng P thì có vẻ sợ sư tử, nó cứ cười ngặt ngoẽo, nghe thấy sư tử gọi tên nó là luôn miệng sư tử đừng ăn thịt con, ăn thịt thằng bé dỗi hờn ấy. Con bé F thì chạy ra xung phong cho sư tử ăn thịt. Sư tử ‘ăn thịt’ chúng nó một lúc thì mệt phờ, liền bảo là thôi sư tử no rồi không ăn nữa đâu. Chúng nó bảo phải ăn nữa chứ, sư tử không được no. Sư tử đành chống chế là no lắm rồi, ăn ko nổi nữa. Vì chúng nó mỗi khi muốn trốn ăn đều nói thế nên chúng nó đành chấp nhận.

Bọn trẻ con có lúc chơi rất vui, nhưng có lúc chúng nó vẫn không chịu chấp nhận mình. Mình bảo ra cô thay bỉm/mặc/cởi đồ/lau bàn cho thì nó bảo không, cô không được làm, anh E làm chứ. Motto của nhà trẻ này là người lớn là người quyết định, trẻ con không có quyền quyết định. Mình không hẳn lúc nào cũng đồng ý với kiểu ‘tẩy não’ đấy, nhưng có lúc bọn chúng nó giãy giụa, khóc thét lên nhưng rồi sau 5 phút thì nguôi ngoai ngay. Bọn trẻ con không biết thù dai, vì chúng nó chẳng có lựa chọn nào khác. Làm việc với trẻ con thì đành phải cứng rắn lên thôi chứ biết làm sao.

Dịp lễ này ít trẻ con nên người ta hay gộp các nhóm lại với nhau cho chơi chung. Với những đứa lớn hơn thì dễ giao tiếp hơn, vì chúng nó biết nhiều thứ hơn, biết tô màu, biết vẽ vời, biết tưởng tượng một cách logic, chứ bọn dưới 3 tuổi thì tô màu theo kiểu dùng bút màu che lấp hết cả họa tiết lại, sau đó rất sung sướng rằng thế là đã có tí màu sắc rồi đây. Bọn bé này chỉ biết nghuệch ngoạc thôi, thế nhưng cô thì treo những ‘tác phẩm’ của chúng nó lên, hoặc là gửi về cho bố mẹ nó chiêm ngưỡng. Nhưng thậm chí những đứa bé nhất cũng đã hiểu biết khá nhiều. Con bé L, chưa mọc đủ răng mà biết xếp hình rất giỏi, đúng hơn là nó nhớ hình nào xếp vào đâu hơn là hiểu logic của trò chơi này. Nó ít chạy nhảy hơn nhưng nó đã biết xâu hạt cườm rất khéo. Con bé G, như công chúa, đi đâu cũng bắt mình dắt tay, nhưng lại chưa biết xâu hạt. Con bé L hàng xóm cũng chưa biết xâu hạt. Thằng bé lai kém hơn những đứa khác về nhận thức trong phép tắc cư xử, nó hay đánh bạn, hay bị cô nhắc, nhưng nó rất giỏi chạy nhảy leo trèo, vượt xa những đứa khác. Thằng bé dỗi hờn thì đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh, hễ tí thức ăn giây ra là nó bắt lau ngay. Đúng là trẻ con mỗi đứa một thế mạnh.

Đến giờ mình bắt đầu không biết thế nào là ‘trẻ con’ nữa. Tất cả với mình đều là những con người, ở độ to bé khác nhau, nhưng đều cần sự tôn trọng như nhau.

Nhà trẻ ký 3 – Hugs and kisses

Vậy là hôm nay tròn 2 tuần mình làm nhà trẻ, tuần thứ 2 này không còn cảm thấy dài như tuần đầu nữa.

Hôm nay con bé ‘công chúa’ đã quay trở lại. Con bé này thuộc nhóm bé, tức là khoảng 2 tuổi. Nó xinh, hay cười, cũng chỉ biết nói các từ rời rạc không rõ ràng, nhưng nó biết khá nhiều, và nó giống nàng công chúa ở điểm là đi đâu cũng bắt mình dắt tay. Nó nhìn thấy mình liền chạy đến, dang tay để mình ôm vào lòng, rồi nó kéo tay mình đến cái cầu trượt, bắt mình dắt tay nó bước từng bước lên thang, rồi nó ngồi chờ mình ‘giới thiệu’ là bây giờ nó sẽ trượt xuống, rồi nó mới trượt. Nó thích sự chú ý, thích có khán giả, nhưng một cách dễ thương.

Hôm nay là ngày thứ 6 cuối cùng trước lễ phục sinh nên người ta bày bàn ăn cho cả nhà trẻ ăn cùng nhau. trần nhà thì trang hoàng bằng trứng phục sinh, tết nơ, bàn ăn có đĩa giấy và giấy ăn xếp hình cánh quạt, nhưng tóm lại là trang hoàng thế chứ mình nghĩ bọn lít nhít ấy nó có biết gì đâu. Có món trứng luộc, đứa nào cũng muốn ăn, vì là món ăn tươi. Tuy nhiên chúng nó vẫn phải ăn bánh mỳ như thường lệ, thêm vào là cả nhà trẻ ăn cùng nhau nên càng thêm ầm ĩ, bận bịu, mình không nghĩ chúng nó cảm nhận được không khí đặc biệt gì.

Buổi tập trung hát hò cả nhà trẻ có màn chú Thỏ giáng sinh xuất hiện ngoài cửa sổ. Một số đứa lớn thì phát biểu ngay là không phải thỏ thật đâu, người đóng giả đấy. Nhưng phần lớn đều đổ xô ra nhòm thỏ, rồi còn chạy theo vẫy chào nữa. Buồn cười nhất là lúc thỏ bắt đầu xuất hiện, con bé công chúa ở nhóm mình liền khóc ré lên vì sợ, thế là thằng bé lai cũng khóc ré lên theo, vậy là ầm ĩ náo loạn hết cả lên.

Hôm nay thằng cu dỗi hờn lại được một mẻ khóc hờn khủng khiếp. Số là mình mặc quần áo cho nó ra sân chơi, nó có bộ áo mưa mới màu đỏ, chắc là chưa mặc lần nào nhưng treo trên mắc, nó mân mê, vẻ thích lắm, và muốn mặc bộ này. Thế nhưng E bảo nó phải mặc bộ màu xanh lơ bình thường, và còn vấy bùn nữa. Thế là anh cu bắt đầu nhè mồm ra khóc, mình cố bắt nó mặc nhưng nó chuồi chân đi, không chịu nhét chân vào ống quần, nước mắt tèm lem, mồm nhắc liên tục là con không muốn, con không muốn. Mình ôm má nó ngước lên nhìn mình rồi cố giải thích cho nó là nó phải mặc bộ này, dù trong thâm tâm mình cũng nghĩ cho nó mặc bộ màu đỏ mới kia thì đã sao. Ai mà chả thích mặc quần áo mới. Cuối cùng thì E thấy hai cô cháu nhà này cải lương sướt mướt quá, liền ra tay. Thế là thôi, mình đành chuồn ra, chăm đứa khác. Mình không muốn dính vào sự ‘ra tay’ của E, vì mình là người mới, mà cũng vì mình không muốn thằng cu này thấy mình nó sẽ cầu cứu mình thì sự thể càng khó hơn.

Mình bế con bé vừa ngủ dậy, giải thích cho nó về vụ thằng cu kia không thích mặc quần áo màu xanh, cho có chuyện để nói. Rồi mình bế nó ra xem hai chú cháu kia oánh vật với nhau. Đúng là vật nhau theo nghĩa đen ấy, vì thằng bé này nó béo và khỏe nên nó chống chọi khá quyết liệt, mình chắc không đủ sức vật nó, mà mình cũng sẽ không bao giờ làm thế. Nó khóc đến khản giọng, mặt mũi đỏ tưng bừng, vừa khóc vừa gào lên là nó không muốn ra ngoài chơi nữa. Mình nhìn nó mà thấy xót như xót con. E cũng có vẻ bực bội với sự gan bướng cứng đầu của nó. Mình nghĩ làm một đứa trẻ trải qua những cảm xúc giận dữ, tuyệt vọng cực độ như vậy thực sự có đáng không?

Hôm nay là sinh nhật bà sếp nên buổi nghỉ trưa mọi người tụ tập nói chuyện, chúc mừng. Hầu hết họ có vẻ quý mến và thân thiện với mình nhưng mình cảm thấy mình thoải mái khi ở cùng bọn trẻ con hơn. Mình không biết cách function trong thế giới của người lớn thì phải.

Con bé thò lò mũi xanh, hôm nay lúc nó ngửa cổ, mình thấy nó còn chưa mọc đủ răng. Thì nó vẫn còn bé lắm, đi vẫn còn lẫm chẫm và xiêu vẹo. Cằm thì dớt dãi tong tong, chắc là sắp mọc thêm mấy cái răng nữa. Mình đã đủ thân để nó chịu kề cái má phính, hồng hào vào mặt mình, cái trán dô, mái tóc vàng xoăn tơi bời của nó. Mình yêu cái cằm dớt dãi tong tong ấy, cái môi bé hồng cười hớn hở. Một con bé khác, lớn tuổi hơn nhưng cũng còi, hôm nay cũng tự động trèo lên ngồi lòng mình.

Còn thằng bé dỗi hờn thì tất nhiên là nó đã trở nên thân thiết và thích ngồi lòng mình, thích ôm mình. Cái mặt cười một cách rất hài lòng và hóm hỉnh. Mình và nó thích ở cạnh nhau, thậm chí E còn đem nó ra để dụ dỗ mình chia nhóm, như thể thằng cu này là viên kẹo để nhử mình ấy. Mình và nó có thể kéo nhau ra một góc riêng chỉ có hai cô cháu, không cần đồ chơi gì cả, chỉ riêng sự hiện diện của nhau đã đủ làm vui nhau rồi. Hai cô cháu có thể chỉ ngồi bấm và mở, mở rồi bấm các nút áo, ngồi đếm ngón tay, những giây phút ấy như thể candy for the soul ấy, vì cả hai đều cảm nhận rằng người này quý giá đối với người kia. Nếu không vì sự áy náy là mình cần ở bên những đứa khác nữa và tạo sự vui chơi cho cả nhóm thì mình có thể chạy theo thằng cu này suốt ngày. Lúc nào mình cũng muốn ở bên cạnh nó.

Con bé nhà hàng xóm nó vẫn chưa thực sự thân với mình, tuy có lúc nó để mình bế và kề má nữa. Nó có cặp mắt xám to, lúc nào cũng mở to, nhìn một cách ngây ngất. Nó có một sự xinh xắn gần như người lớn, một tâm hồn dường như quá sâu sắc để làm trẻ con. Nó là một con búp bê trong veo, mỏng manh dễ vỡ, và khép kín.

Hôm nay mình gặp anh trai của thằng bé dỗi hờn, ở nhóm lớn, trông không giống nó mấy, nhưng cùng chung với nó đặc điểm là xinh giống … bác béo hồi nhỏ. Tình yêu là một thứ dễ lây lan hay sao ấy nhỉ. Bọn trẻ con lúc chia tay nhau chập chững đến ôm hôn nhau nhìn đáng yêu không chịu nổi. Ấn tượng của hôm nay với mình là những cặp má phính, trán dô cận kề, thơm tho mùi trẻ con.

Ôi những cái cằm tong tong dớt dãi …